Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với Thành phố Hồ Chí Minh cùng 7 tỉnh gồm Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang và Bà Rịa Vũng Tàu là khu vực quan trọng, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Chính phủ đã xác định Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nắm giữ vai trò “đầu tàu”, dẫn dắt, phát triển bền vững đối với kinh tế đất nước.
Mặc dù vậy, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam hiện đang có điểm nghẽn do sự phát triển của hệ thống giao thông vận tải chưa đáp ứng được yêu cầu. Chi phí logistic cao, tình trạng ùng tắc giao thông tại các đô thị, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh. Những điểm nghẽn về kết nối, cơ sở hạ tầng giao thông của Vùng đã được cảnh báo từ nhiều năm qua. Tuy nhiên, đến nay mức độ chuyển biến chưa tương xứng như kỳ vọng. Vì vậy việc tiếp tục và đẩy mạnh đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông đặc biệt là các tuyến đường Vành đai của Thành phố Hồ Chí Minh là rất quan trọng, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An. Các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng và cả nước nói chung góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh đã được Quốc Hội thông qua tại Nghị quyết 57/2022/QH15 ngày 16/6/2022
Tổng hướng tuyến Dự án đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh
theo Nghị quyết số 57/2022/QH15
Sơ họa hướng tuyến đi qua huyện Bình Chánh- Thành phố Hồ Chí Minh
Gói thầu XL09: Xây dựng đường vành đai 3 đoạn qua huyện Bình Chánh (từ Km69+978 đến Km78+100) là một phần trong dự án Thành phần 1: Xây dựng đường Vành đai 3 đoạn qua Thành phố Hồ Chí Minh (bao gồm cầu Kênh Thầy Thuốc) thuộc dự án Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh có quy mô như sau:
- – Loại công trình: Công trình giao thông đường bộ.
- – Cấp công trình:
- + Tuyến chính và các nút giao liên thông: Đường ô tô cao tốc, cấp I;
- + Cầu (cầu vượt, cầu qua kênh, rạch): Cầu đường bộ, cấp II;
Nhà thầu chính: Liên danh Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và kỹ thuật VNCN E&C – Công ty TNHH Thương mại dịch vụ thi công xây dựng cầu đường Hồng An – Công ty CP quản lý và xây dựng công trình giao thông 236 – Công ty CP vật tư thiết bị và xây dựng công trình 624 – Công ty Cổ phần Hải Đăng đã trúng thầu gói XL09 Xây dựng đường vành đai 3 đoạn qua huyện Bình Chánh (từ Km69+978 đến Km78+100) với giá trị trúng thầu là 2.258 tỷ đồng, thực hiện trong thời gian 33 tháng.
Quy mô giai đoạn 1 và tiêu chuẩn kỹ thuật các hạng mục chính của dự án: Xây dựng 04 làn xe cơ giới và bố trí đường gom dân sinh không liên tục hai bên tuyến, vận tốc khai thác giai đoạn phân kì Vkt= 80km/h. Mặt cắt ngang như sau:
- – Mặt cắt ngang đường chính:
+ Phần xe chạy | 4×3.75m |
+ Dải phân cách giữa hai chiều xe chạy | 1×0.75m |
+ Dải an toàn sát dải phân cách | 2×0.75m |
+ Lề gia cố | 2×0.75m |
+ Lề không gia cố | 2×0.5m |
Tổng cộng : 19.75m
- – Mặt cắt ngang đường dân sinh ( tính cho 1 bên):
+ Phần xe chạy | 1×3. 5m |
+ Lề không gia cố | 2×0.75m |
Tổng cộng : 5.00m
- . Phần nền đường
Kết cấu áo đường: Theo Tiêu chuẩn TCCS 38:2022/TCĐBVN, như sau
- – Đường cao tốc: Mặt đường BTN cấp cao A1, mô đun đàn hồi Eyc ≥ 205 Mpa;
- – Đường gom dân sinh: Mặt đường cấp cao A2, mô đun đàn hồi Eyc ≥80 Mpa;
- – Đường nhánh trong nút giao Tỉnh lộ 10: Mặt đường cấp cao A1, mô đun đàn hồi Eyc ≥ 180 Mpa;
- – Đường đầu cầu Kênh Liên Vùng: Mặt đường cấp cao A2, mô đun đàn hồi Eyc ≥ 135 Mpa;
Nền đường cao tốc: Sử dụng vật liệu cát để đắp đạt độ chặt K98 (lớp đáy móng), phần nền đường còn lại sử dụng vật liệu cát có độ chặt K95 (đầm nén cải tiến theo 22TCN 333:06), trải lớp vải địa kỹ thuật ngăn cách giữa nền đường đắp và nền tự nhiên.
Nền đường gom dân sinh: Sử dụng vật liệu cát để đắp đạt độ chặt K95 (lớp đáy móng), phần nền đường còn lại sử dụng vật liệu cát có độ chặt K90 (đầm nén cải tiến theo 22TCN 333:06), trải lớp vải địa kỹ thuật ngăn cách giữa nền đường đắp và nền tự nhiên.
Tùy thuộc vào chiều sâu đất yếu, chiều cao đắp, yêu cầu kỹ thuật và tiến độ của Dự án, nền đất yếu được xử lý bằng các phương pháp: Sàn giảm tải, trụ đất xi măng (theo TCVN 9403:2012), cố kết hút chân không (theo TCVN 9842:2013), bấc thấm thoát nước (theo TCVN 9355:2012)…
- . Phần cầu
Trên đoạn tuyến thiết kế 06 cầu: cầu Kênh 6, cầu Kênh 4, cầu Kênh 2, cầu vượt Kênh Liên Vùng, cầu vượt nút giao Tỉnh lộ 10; cầu vượt Tỉnh lộ 10 xây dựng vĩnh cửu bằng BTCT và BTCT dự ứng lực.
Nút giao tỉnh lộ 10 dùng dạng Trumpet ; gồm 01 tuyến chính, 05 nhánh rẽ và
02 cầu vượt;
- -> Cầu vượt kênh, rạch
- – Mặt cắt ngang cầu rộng 19,75 m.
- – Kết cấu mố dạng chữ “U” bằng BTCT đổ tại chỗ cường độ 30 MPa; đặt trên hệ móng cọc ống BTCT DUL cường độ 80 MPa đường kính D600 mm, chiều dài dự kiến L = (54 ÷ 64) m;
- – Kết cấu trụ dạng khung Pi (02 cột) bằng BTCT đổ tại chỗ cường độ 30 MPa; đặt trên hệ móng cọc ống BTCT DUL cường độ 80 MPa đường kính D600 mm, chiều dài dự kiến L = (54 ÷ 62) m;
- – Mặt cắt ngang kết cấu nhịp sử dụng 13 dầm tiết diện chữ “I” bằng BTCT cường độ 50MPa căng trước; dầm ngang bằng BTCT đổ tại chỗ cường độ 30 MPa; bản mặt cầu bằng BTCT đổ tại chỗ cường độ 30 MPa dày tối thiểu 18 cm; lớp phòng nước dạng phun thẩm thấu; nhựa dính bám tiêu chuẩn 0,5 kg/m2;lớp BTNC 16 dày 4 cm; nhựa dính bám tiêu chuẩn 0,5kg/m2; lớp BTNRTN 12,5 dày 4,0 cm. Mặt cầu tạo dốc 2%bằng chiều cao thân mố, xà mũ trụ;
- – Gờ chắn bằng BTCT cường độ 25 MPa; thoát nước mặt cầu bằng ống gang (tại vị trí cửa thu) kết hợp ống thép (dẫn nước); gối cầu sử dụng gối cao su cốt bản thép; khe co giãn dạng răng lược.
- -> Cầu vượt nút giao Tỉnh lộ 10
STT | Tên cầu | Lý trình | Sơ đồ nhịp (m) | Chiều dài (m) |
1 | Cầu vượt nhánh A (vượt đường Vành đai 3) |
Km77+100 | 39,1 + 47 + 54 + 47 + 39,1 | 239,4 |
2 | Cầu vượt TL10
(trên tuyến chính) |
Km77+656 | 39,1 + 11×40 + 39,1 | 524,3
|
- – Mặt cắt ngang Cầu vượt nhánh A rộng 13,5 m.
- – Mặt cắt ngang Cầu vượt TL10 rộng 19,75 m.
- – Kết cấu mố dạng chữ “U” bằng BTCT đổ tại chỗ cường độ 30 MPa; đặt trên hệ móng cọc khoan nhồi cường độ 30 MPa đường kính D1200 mm, chiều dài dự kiến L = (61 ÷ 64) m;
- – Kết cấu trụ cầu vượt nhánh A:
+ Kết cấu trụ T1, T4: Dạng khung Pi (02 cột) bằng BTCT đổ tại chỗ cường độ 30 MPa; đặt trên hệ móng cọckhoan nhồi cường độ 30 MPa đường kính D1200mm, chiều dài dự kiến L = 63 m;
+ Kết cấu trụ T2, T3: Dạng khung V bằng BTCT đổ tại chỗ cường độ 30MPa; đặt trên hệ móng cọc khoan nhồi cường độ 30 MPa đường kính D1200 mm, chiều dài dự kiến L = (63 ÷ 66) m;
- – Kết cấu trụ cầu vượt TL10: Dạng trụ đặc thân hẹp (chữ “T”) bằng BTCT đổ tại chỗ, xà mũ cường độ 40 MPa, thân và bệ trụ cường độ 30 MPa; đặt trên hệ móng cọc khoan nhồi cường độ 30 MPa đường kính D1200 mm, chiều dài dự kiến L =(55 ÷65) m; xà mũ trụ sử dụng cáp DUL căng sau với 8 bó 15 tao 15,2 mm;
- – Mặt cắt ngang kết cấu nhịp cầu vượt nhánh A sử dụng 6 dầm Super “T” bằng BTCT cường độ 50 MPa căng trước; mặt cắt ngang kết cấu nhịp cầu vượt TL10 sử dụng 8 dầm Super “T” bằng BTCT cường độ 50 MPa căng trước;
- – Dầm ngang bằng BTCT đổ tại chỗ cường độ 35 MPa; bản mặt cầu bằng BTCT đổ tại chỗ cường độ 35 MPa dày tối thiểu 18 cm; lớp phòng nước dạng phun thẩm thấu;
- – Gờ chắn bằng BTCT cường độ 25 MPa; thoát nước mặt cầu bằng ống gang (tại vị trí cửa thu) kết hợp ống thép (dẫn nước); gối cầu sử dụng gối chậu; khe co giãn dạng răng lược.
Nhà thầu VNCN E&C thực hiện thi công các hạng mục tuyến chính và đường gom trên phạm vi phân đoạn từ Km75+840- Km78+100 (không bao gồm các cống hộp và cống tròn) và 05 cây cầu gồm: cầu Kênh 6 (Km71+038); cầu Kênh 4 (Km72+944); cầu Kênh 2 (Km75+294); cầu vượt nút giao TL10 (Km77+100) và cầu vượt TL10 (Km77+656).